Bảo hiểm cũng là một sản phẩm tài chính (financial product) như dịch vụ thẻ hay tín dụng. Chẳng những vậy còn là sản phẩm bậc cao. Thế mà hoạt động bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dù có phát triển nhiều nhưng vẫn còn nhiều điều kỳ lạ.
Nghịch lý 1: nói đến bảo hiểm nhân thọ ai cũng nghĩ ngay đến các công ty ngoại, hoặc ngoại lai (lai Việt). Nhưng đứng đầu thị phần là doanh nghiệp thuần Việt: Bảo Việt (gần 20% thị phần). Prudential, Manulife, Daichi… đều xếp dưới.
Nghịch lý 2: Chẳng mấy ai nghe telesale của Bảo Việt gọi, hay thấy kết bạn zalo, hay quảng cáo rầm rộ. Thế mà vẫn số 1.
Nghịch lý 3: Có khá nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam, nhưng chỉ làm bảo hiểm phi nhân thọ. Mỗi Bảo Việt có bảo hiểm nhân thọ. Một điều kỳ lạ.
Nghịch lý 4: Thị trường ngân hàng do ngân hàng Việt chi phối, nhưng các ngân hàng lại toàn độc quyền phân phối cho các hãng bảo hiểm nhân thọ nước ngoài.
Vì lý do gì ? Vì tiền. Thực chất khi ngân hàng công bố các hợp đồng độc quyền bán bảo hiểm với giá trị khủng, số khủng đó là dành cho ngân hàng. Đồng nghĩa với chi phí khủng cho bên bảo hiểm. Có thêm nhiều khách hàng sau này có thể lời, nhưng trước mắt phải lỗ thậm chí lỗ nặng.
Bảo Việt chỉ ký bancassurance được với mỗi NH hạt tiêu là PG Bank. PG Bank giờ có chủ mới, chưa biết hợp đồng này còn duy trì tiếp hay không.
Nghịch lý 5: Ngân hàng làm bảo hiểm thì dở. Bảo hiểm làm ngân hàng cũng dở.
Ví dụ: BIDV có BIC, MB có MIG… chỉ là bảo hiểm tầm trung. Vietcombank từng có bảo hiểm Cardiff (liên doanh) nhưng rồi cũng bán. Vietinbank từng có Aviva (liên doanh) nhưng sau cũng rút. Aviva sau đó được Manulife mua lại và đổi tên thành MVI life.
Ở chiều ngược lại, Bảo Việt hàng đầu trên thị trường bảo hiểm thì Bảo Việt Bank ở vị thế gần như chót bảng ngành ngân hàng.
Nghich lý 6: có một thông số vô cùng quan trọng nhưng không một tư vấn bảo hiểm nào hay người mua bảo hiểm nào nghĩ đến. Đó là lạm phát.
Nếu bạn mua hợp đồng bảo hiểm với mệnh giá 1 tỷ, thời hạn 15 năm. Nghĩa là khi có sự kiện rủi ro xảy ra, bạn -gia đình bạn nhận được 1 tỷ. Nhưng thời điểm mới là mấu chốt. Nếu xảy ra sau khi ký hợp đồng 10 năm, thì 1 tỷ lúc ấy chỉ tương đương 500 triệu bây giờ thôi. (chỉ cần lạm phát 4%/năm thì tầm 10 năm là giá trị bị bào mòn phân nửa). Nếu xảy ra ở năm 14 thì giá trị thực còn thấp nữa.
500 triệu có phải là con số giúp bạn cân bằng tài chính khi rủi ro xảy ra ?
Chỉ có kiến thức tài chính vững vàng mới đem lại bình yên.
Lớp CFA level 1, 2023 sắp có đợt nhập học mới. Thông tin
Workshop: Ba thách thức lớn cho người mới học: giải pháp & học thử. Đăng ký
Comentários