top of page
Writer's picturePhùng Hữu Hạnh, CFA

Thuật ngữ thời chiến: sanction



Sanction – trừng phạt kinh tế, từ lâu đã được xem là một vũ khí lợi hại trong quan hệ chính trị quốc tế. Nói một cách nôm na, sanction là một dạng “nghỉ chơi”, khi nước A tẩy chay các giao dịch kinh tế với nước B. Nước dùng sanction nhiều nhất không ai khác hơn ngoài Mỹ. Chẳng phải vì Mỹ hung hăng nhất, mà bởi trừng phạt kinh tế thì không ai có kho đạn kinh tế mạnh hơn Mỹ. Một nước kinh tế trung bình thì trừng phạt được ai ?


Thực chất, sanction là thuật ngữ có nội hàm khá rộng. Mỗi đối tượng bị sanction sẽ phải nghiên cứu kỹ các câu chữ trong văn bản để xác định chính xác là người ta sẽ không chơi với mình ở mức độ nào, trong tình huống nào. Nhưng nhìn chung, có thể chia sanction làm 2 cấp độ:

  • Primary sanction chỉ cấm các công ty Mỹ chơi với X mà thôi. X có thể là cá nhân, doanh nghiệp, hoặc cả quốc gia.

  • Trong khi đó, sanction có thể mở rộng, gọi là secondary sanction, áp dụng luôn đối với cả bên thứ ba. Nói cách khác, nếu bạn chơi với X, Mỹ sẽ không chơi với bạn. Secondary sanction chỉ mới được Mỹ triển khai khoảng 5 năm trở lại đây nhưng đã trở nên cực kỳ đáng ngại với các nước thứ ba do tạo ra tình thế “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”.

Việt Nam không hoàn toàn vô can với các sanction ở trời Tây như nhiều người lầm tưởng.

Năm 2018, Nhiệt điện Long Phú – một dự án có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD ở Sóc Trăng và đã xây dựng được khoảng 70% rơi vào đình trệ do nhà thầu chính là Power Machines của Nga bị Mỹ áp full sanction (do sự kiện Crimea). Các ngân hàng ngừng tài trợ, thậm chí ngay cả ngân hàng Việt Nam cũng từ chối thực hiện các giao dịch tài chính cho Power Machines. Đến nay, dự án vẫn hoàn toàn bế tắc và thiệt hại đáng kể.


Lần này (sự kiện Ukraine), đứng thứ 2 trong danh sách các ngân hàng Nga bị Mỹ áp full sanction chính là ngân hàng VTB – đối tác góp nửa vốn vào Ngân hàng liên doanh Việt Nga.


Bên cạnh đó, việc một số ngân hàng Nga bị chặn khỏi mạng SWIFT sẽ khiến dòng chảy thương mại – đầu tư rơi vào tình trạng thắt cổ chai. Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan Nga sẽ phải đau đầu tìm giải pháp cho cả vấn đề thanh toán và vận hành. Các dự án năng lượng là điển hình.

  • SWIFT là hệ thống thanh toán quốc tế kết nối hơn 11000 ngân hàng ở hơn 200 quốc gia. Bất cứ ai đến ngân hàng ở nước X để chuyển tiền đến nước Y đều thông qua SWIFT. Điều đó có nghĩa là lệnh cấm vận áp đặt cho một số ngân hàng chủ chốt của Nga sẽ dẫn đến các ngân hàng này ko thể chuyển và nhận tiền quốc tế cho khách hàng của mình. Người xuất khẩu sẽ không thể nhận tiền hàng và người nhập khẩu sẽ không thể trả tiền – đồng nghĩa ít ai dám xuất hàng đi Nga. Tồi tệ hơn, các chủ nợ quốc tế cũng không thể nhận tiền lãi, gốc cho các khoản vay của họ ở Nga.

  • Lối thoát khi đó là chuyển giao dịch sang các ngân hàng chưa bị sanction, hoặc chấp nhận thanh toán bằng hệ thống khác, như CIPS của China. Điều này cũng tương tự như đang đi trên cao tốc chuyển sang đường làng vậy, cũng đi được nhưng với tốc độ và quy mô khác hẳn.

 

Lớp CFA với 10 topic bao quát mọi chủ đề trong tài chính (TP. HCM).

Hàng tháng, CFA Together tổ chức workshop online để giới thiệu & học thử. ĐĂNG KÝ

469 views

Recent Posts

See All

Comentários


Thank you.

bottom of page