top of page
  • Writer's picturePhùng Hữu Hạnh, CFA

Case phá sản Silicon Valley Bank: thấy vậy mà không phải vậy

Vụ SVB bên Mỹ gây chấn động: có 2 điều mọi người đang nhầm lẫn



  1. Ai phá sản ?

Thực tế có 2 SVB. Silicon Valley Bank là ngân hàng, là con của Silicon Valley Bank Financial Group.

SVB mẹ là 1 trong 500 cổ phiếu của chỉ số S&P500, mã SIVB. Ngoài con làm bank, còn có 3 con khác gồm SVB Capital, SVB Securities, SVB Private.

SVB con bị phá sản, còn mẹ thì ko.


Hầu hết thông tin mà người ta đang nói:

Ngân hàng có tổng tài sản 212 tỷ USD

Giá cổ phiếu rớt 60% hôm thứ 6

Bị Moody hạ bậc, số liệu…

là chuyện của SVB mẹ hoặc là số từ báo cáo tài chính mẹ. Vì SVB con – ngân hàng có niêm yết đâu mà công khai BCTC.


Dĩ nhiên, vì SVB mẹ nắm giữ 99% con nên số liệu hợp nhất vào. Và có báo cáo bộ phận vắn tắt.

Tổng tài sản của SVB con (phá sản) chỉ có 172 tỷ USD thôi.


SVB financial group- financial statement
.pdf
Download PDF • 2.26MB

2. SVB không phá sản vì đầu tư trái phiếu kỳ hạn dài.

Truyền thông khiến mọi người hiểu rằng: SVB dùng phần lớn tiền gửi (kỳ hạn ngắn) huy động được đi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài. Khi lãi suất tăng, trái phiếu mất giá (*), gây lỗ lớn. Khách hàng lên rút tiền thì không đáp ứng được nên mất khả năng thanh toán và phá sản.

(*) điều này gọi là maturity effect, một trong những kiến thức căn bản về trái phiếu được nói rất chi tiết trong CFA môn Fixed Income.

Nói thế chỉ đúng một nửa.


SVB mẹ hôm 8/3 bán lượng trái phiếu trị giá $21 tỷ và ghi nhận lỗ $1.8 tỷ. Khoản lỗ này lớn hơn một chút lợi nhuận năm ngoái ($1.5 tỷ) nhưng không phải là vấn đề lớn so với quy mô tổng tài sản $212 tỷ.

Các bank lớn khác đều nắm giữ trái phiếu kỳ hạn dài, và đều bị mất giá lớn. Bank of America nắm giữ $644 tỷ và giá thị trường thì thấp hơn những $116 tỷ. Wells Fargo giá trị trái phiếu bị tụt là $45 tỷ. Và chẳng có ai bị problem lớn.


Vì sao ?

Vì nếu không đầu tư trái phiếu kỳ hạn dài, ngân hàng cũng đem đi cho vay. Cho vay mua xe, mua nhà, xây nhà xưởng, mở rộng start-up… với kỳ hạn 5-10-20 năm đầy đủ.


Trái phiếu cũng là cho vay, và trái phiếu chính phủ, trái phiếu agency MBS có rủi ro tín dụng xấp xỉ zero. Nếu ngân hàng xác định đầu tư trái phiếu và nắm giữ đến khi đáo hạn (held-to-maturity) thì phần mất giá chỉ là phụ chú thêm thông tin chứ không tính là lỗ.


SBV phá sản vì bị bank run.


Khi tất cả mọi người gửi tiền lên ngân hàng rút, thì TẤT CẢ ngân hàng dù lớn đến mấy, dù đang lành mạnh đến mấy đều phải phá sản. Tiền gửi thì đem đi cho vay, chỉ để lại một phần nhỏ dự trữ, lấy đâu ra đáp ứng cho số đông như thế ?


Sự kiện SCB năm 2022 và ACB 2003 là một điển hình bank run ở Việt Nam. Và đều phải nhờ bàn tay hữu hình của Ngân hàng Nhà nước can thiệp, hỗ trợ thanh khoản mới đứng vững được.


Nhưng FED thì không phải Ngân hàng nhà nước Việt Nam.


Nên nguyên nhân trực tiếp là khi nghe SVB bị lỗ, một số ông chủ tiền gửi tên tuổi như Peter Thiel đã rút trước và còn khuyên các ông chủ tiền khác rút theo. Kết quả là cả làng hùa nhau rút. Ngày 8/3 SVB báo lỗ trái phiếu thì nội ngày 9/3 đã rút $40 tỷ. SVB chịu không nổi là phải thôi.

 

Lớp CFA level 1, 2023 sắp có đợt nhập học mới. Thông tin

Workshop: Ba thách thức lớn cho người mới họ giải pháp & học thử. Đăng ký


807 views

Thank you.

bottom of page