top of page
  • Writer's picturePhùng Hữu Hạnh, CFA

CFA thực hành: tính hệ số tín dụng cho Thế Giới Di Động

Updated: Mar 18, 2023

*Đây là bài viết nằm trong loạt bài hướng dẫn học viên thực hành, chính vì vậy sẽ chỉ ra cách bóc tách số liệu rất chi tiết trên báo cáo của công ty VN. Còn kết quả tính toán cụ thể thì Do-it-Yourself.

Đầu tư trái phiếu hoặc thẩm định cho vay đều phải phân tích tín dụng (credit analysis) với kỹ thuật phân tích 4C:

-Capacity

-Collateral

-Covenant

-Character

Trong 4 chữ C, đầu bảng là Capacity – đánh giá năng lực tài chính của công ty thông qua các thông số gọi là Credit ratio.

Đầu tiên là EBITDA = Lợi nhuận trước thuế (1) + lãi vay (2) + khấu hao (3)

(1), (2) sẽ lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh – Income statement như hình.

*Link BCTC TGDD


Còn (3) thuận tiện nhất là lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Cash Flow Statement:



Thông số thứ 2 là FFO- Fund from operation. Thay vì đi tính tổng từng mục như công thức gốc, nếu ta hiểu bản chất FFO chính là Cash from operation (mục 20) nhưng chưa trừ vốn lưu động, thì việc có FFO lại rất dễ dàng. Lấy ngay mục số 8 chính là FFO.


Nhưng có một điều bạn nên biết là FFO do S&P nghĩ ra. Mà theo phiên bản mới nhất của S&P thì FFO = EBITDA – cash interest paid – cash tax paid. Khi đó, FFO mang ý nghĩa rất trực quan, chính là kết quả cuối cùng của doanh thu trừ chi phí, không tính chi phí khấu hao, và trừ luôn cả thuế, lãi vay thực nộp.

Để tính theo công thức này, lãi vay và thuế đã nộp là mục 14, 15 trong hình trên.


Thông số thứ 3 là Free cash flow before dividend. Một lần nữa, thực tế là ta lại tận dụng Cashflow statement có sẵn.

FCF before dividend = CFO (mục 20) – capital expenditures.

Capital expenditure là chi cho đầu tư tài sản cố định (long-lived assets) như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…

Phần này lấy từ Dòng tiền đầu tư trong Cashflow statement, mục số 21.

Lưu ý rằng các công thức trên đã có dấu, nên số liệu từ báo cáo tài chính chỉ lấy độ lớn.


Thông số thứ 4 là Free cash flow after dividends = Free cash flow before dividends – dividends.

Như vậy chỉ cần có dividend -cổ tức đã trả là đủ. Ta sẽ lấy từ Dòng tiền tài chính trong Cashflow statement, mục số 36.

Bốn thông số trên nằm trong nhóm gọi chung là Profitability & cashflow. Các chỉ số credit còn 2 nhóm nữa.

Nhóm hệ số đòn bẩy - leverage ratio gồm:

  • Debt/ Capital

  • Debt/EBITDA

  • FFO/Debt

  • FCF after dividends/Debt

Ý nghĩa chung của hệ số đòn bẩy là nói lên mức độ vay nợ cao hay thấp, bằng cách so sánh Debt với tổng nguồn vốn hoặc lợi nhuận, dòng tiền. Trong 4 ratio trên thì

  • Debt tính gồm cả nợ vay ngắn hạn và dài hạn.

  • Capital = Debt + Equity (vốn chủ sở hữu)

Số liệu này lấy từ Bảng cân đối kế toán – Balance sheet, các mục tô đỏ như trong hình.


Nhóm chỉ số cuối cùng trong Credit ratio là Coverage ratio, nói lên khả năng thanh toán lãi vay của công ty.

Có thể tính EBITDA/lãi vay hoặc EBIT/lãi vay đều được. EBIT tính tương tự EBITDA như công thức ban đầu nhưng không gồm khấu hao.

Tuy nhiên có điểm quan trọng là với nhiều công ty lãi vay được vốn hóa (capitalized) vào trong giá trị tài sản, nên nếu chỉ lấy mục lãi vay trong Income statement sẽ bị ít dẫn tới coverage ratio cao hơn thực tế làm nhầm tưởng về khả năng trả lãi vay thực sự. Analyst cần check bằng cách so sánh giữa chi phí lãi vay với lãi vay thực trả trên Cashflow statement, nếu có chênh lớn thì cần ước tính lại lãi vay.

Trong trường hợp TGDD, hai số này chênh ko nhiều, khả năng cao là do vênh thời điểm hạch toán chi phí và thời điểm trả lãi theo khế ước mà thôi.


Đến đây, chắc bạn sẽ bật lên câu hỏi: tính xong rồi sao ? Căn cứ vào đâu để nói thấp cao, tốt xấu ? --> Bạn phải xem diễn biến các con số theo thời gian và so với các công ty khác để có một cái nhìn tổng thể.

 

Lớp CFA level 1, 2023 sắp có đợt nhập học mới. Thông tin


Workshop: Ba thách thức lớn cho người mới học: giải pháp & học thử. Đăng ký

408 views

Comments


Thank you.

bottom of page