top of page
  • Writer's picturePhùng Hữu Hạnh, CFA

Tail risk

Vấn đề nan giải hiện nay của ngành năng lượng là các dự án điện mặt trời, điện gió đã xây dựng xong chờ vận hành đang gặp khó khăn lớn. Bài trên báo Vnexpress chỉ ra 2 nguyên nhân:

  • Dùng nợ vay lớn

  • Giá mua điện mới thấp hơn 20%-30% so với giá ưu đãi trước đây (gọi là giá FIT).

Lỗi chính sách hay lỗi doanh nghiệp ?

#CFA_Corporate_Issuers cho ta đầy đủ concept để giải thích vấn đề này.



Từ doanh thu đến lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ trải qua ba nấc rủi ro:

  • 1 là doanh thu biến động, lúc cao lúc thấp. Cái này gọi là sale risk (1).

  • 2 là những khoản chi phí cố định, fixed rồi, dù có bán hàng ít nhiều gì thì nó cũng nhiêu đó. Điển hình như tiền thuê mặt bằng hay khấu hao. Chính các chi phí cố định này là thứ giết chết các doanh nghiệp vận tải, lữ hành, nhà hàng, khách sạn trong mấy năm covid. Cái này gọi là operating risk (2).

  • 3 là tiền nợ vay phải trả. Cũng fixed như (2), nên lúc kinh doanh yếu doanh nghiệp rất căng thẳng để xoay sở. Cái này gọi là financial risk (3).

Trong 3 rủi ro, (2) là cái khách quan thuộc về bản chất mỗi ngành, dù ở nước nào cũng vậy. Nên doanh nghiệp sẽ chủ động quyết định số (3) tức là nợ vay nhiều ít tùy theo đánh giá về (1).

Tất cả dự án năng lượng đều có nhà máy hoặc thiết bị đắt tiền, tức là (2) lớn. Và gần như tất cả đều vay nhiều, tức là (3) lớn. Vì sao ?


Vì ngành điện luôn được mặc định là doanh thu – dòng tiền ổn định, tức là (1) nhỏ.


Trong 3 rủi ro, công ty có một rủi ro rất thấp thì có thể dồn sức đương đầu với 2 rủi ro còn lại. Đó là chưa kể nếu phân tích sâu hơn, chi phí hoạt động cố định của dự án năng lượng tái tạo thì phần lớn là chi phí khấu hao. Nắng và gió là free ! Mà khấu hao là paper cost, nên nó thể khiến âm lợi nhuận nhưng không làm âm dòng tiền.

Thế nên dự án điện gió, mặt trời vay nhiều không phải nguy hiểm về mặt chuyên môn tài chính. Nhưng đó là nếu điều giả định (1) thực sự nhỏ là đúng.


Vấn đề là nó không đúng.

Khi nhà nước đưa ra cơ chế giá FIT, giá tốt và áp dụng cho 20 năm, các doanh nghiệp đổ xô đi đầu tư và chỉ đơn giản nghĩ rằng mình khả năng cao sẽ hưởng giá FIT. Một ít xác suất xấu là giá sau đó thấp hơn FIT chút.


Bài học tài chính căn bản là với đầu tư dự án, bạn phải có phân tích kịch bản (scenario analysis) với worst case – tình huống xấu nhất.

Có lẽ worst case mà các công ty đầu tư lên kế hoạch không đủ xấu.

Họ không nghĩ giá sau FIT lại có thể thấp hơn tận 20%-30%.


Trong bài Risk management, học viên CFA được dạy về tail risk. Đó là rủi ro khi mà những điều tồi tệ xảy ra với xác suất cao hơn bạn dự báo ban đầu.

Các nhà đầu tư điện tái tạo đã học một bài về tail risk hơi đắt.

 

Chỉ có kiến thức tài chính vững vàng mới đem lại bình yên.

Lớp CFA level 1, 2023 sắp có đợt nhập học mới. Thông tin


Workshop: Ba thách thức lớn cho người mới học: giải pháp & học thử. Đăng ký

320 views

Recent Posts

See All

Thank you.

bottom of page